Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

Hướng dẫn lấy lại mật khẩu Website Wordpress


Nếu quên mật khẩu đăng nhập admin quản trị website - thì bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó. 

Bước 1: Đăng nhập vào Công cụ quản trị Hosting

Nếu bạn đang dùng hosting cpanel tại yaviet thì có thể đăng nhập trực tiếp từ trang quản trị inet.vn, nếu dùng hosting tại nhà cung cấp khác thì bạn dùng thông tin được cung cấp để login vào phần quản trị hosting.
Bước 2: 
Tùy chỉnh cơ sở dữ liệu Mở Database lên sau đó bạn tìm wp-users và chọn edit tên tài khoản của bạn.

Tìm đến trường “user_pass” chọn Function để MD5 và Value điền mật khẩu bạn cần thiết lập mới, sau đó chọn ok lưu lại là xong.

OK vậy là xong các bạn save lại và đăng nhập lại thử xem như thế nào nhé. Chức các bạn thành công. 

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

Đăng ký tên miền bảo bệ thương hiệu doanh nghiệp công ty


Hiện nay có khá nhiều công ty tổ chức mọc lên, và có rất nhiều cái tên trùng lặp trong ít ỏi cái tên hay đặt đi đặt lại tại Việt Nam. vì thế hãy nhanh tay chọn tên miền phù hợp cho công ty tổ chức của bạn nếu không muốn bị mất.

Nếu tên miền của bạn được người khác công ty khác đã đăng ký  bạn có thể sẽ gặp một số vấn đề như sau:

  • Bị mất một số khách hàng tiềm năng. Vì theo thói quen, họ sẽ truy cập vào trang web .com hay .com.vn, nhưng đó không phải là trang web của bạn.
  • Một tay đầu cơ nào đó mua tên miền này, lập ra trang web làm thiệt hại uy tín công ty bạn và ép bạn phải mua lại tên miền với giá cao.
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn mua tên miền này, và lập ra trang web với thông tin sai lệch về công ty bạn.
  • Uy tín thương hiệu của công ty bị giảm sút vì không sở hữu được tên miền theo tên công ty của mình.
  • Các tranh chấp về tên miền có thể làm cho công ty mất nhiều thời gian và tiền bạc. Tóm lại, để bảo vệ thương hiệu của mình, bạn nên đăng ký hai tên miền .com và .com.vn tương ứng với tên công ty (hay tên sản phẩm). Và cũng có thể đăng ký thêm cả tên miền .net, .org nếu xét thấy việc này là cần thiết.

1. Tên miền quốc tế:

Bao gồm .com, .net, .org, .edu, .gov … và những tên miền có đuôi mới như: .aero, .biz, .coop, .info, .museum, .name và .pro

Đối với người dùng Internet, tên miền này cho họ thấy website mà họ đang truy cập “mang quốc tịch” đa quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa nếu công ty bạn có định hướng vào thị trường ngoài nước thì tên miền cấp một dạng này là thích hợp nhất.

2. Tên miền quốc gia:

Tên miền cấp một quốc gia có phần cuối là 2 ký tự viết tắt của tên quốc gia hay vùng lãnh thổ. Ví dụ .vn, .uk, .fr… Khi bạn đăng ký tên miền này, thì đương nhiên người dùng sẽ biết ngay website của bạn đến từ nước nào.

Tên miền cấp hai thường được chính các nhà cấp phát tên miền cấp một theo mã quốc gia cung cấp. Ví dụ ở Việt Nam, VNNIC là đơn vị duy nhất cấp phát tên miền .vn và cũng là đơn vị duy nhất cung cấp tên miền .com.vn.

Hiện nay không dễ gì đăng ký được một tên miền .com vừa ý. Vì vậy nếu bạn không thể đăng ký tên miền .com giống như tên công ty thì bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để đăng ký tên miền .com.vn nhằm bảo vệ thương hiệu của mình.


Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2019

Tại Sao Nên Sử Dụng Email Doanh Nghiệp Theo Tên Miền Cho Hoạt Động Kinh Doanh



Khi một doanh nghiệp sử dụng hệ thống email theo tên miền riêng nghĩa là họ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc gây dựng niềm tin, thương hiệu và sự chuyên nghiệp khi giao dịch với khách hàng và đối tác. Đó được xem là khởi đầu cho mọi thành công, tạo nên một vị thế vững chắc của doanh nghiệp trên thị trường, khiến người ta nghĩ ngay tới thương hiệu ngay khi nhìn thấy một địa chỉ email đơn giản.

1. Vậy Email doanh nghiệp theo tên miền riêng là gì?

Email theo tên miền là hình thức email sử dụng đuôi là tên miền mà công ty đang sở hữu. Như vậy, loại email này sẽ có cấu trúc cơ bản như sau:

admin@abc.vn
info@abc.vn….
Trong đó:

Admin, info là những username chính mà chủ doanh nghiệp muốn đặt để dễ dàng phân biệt với những user name con  hay còn gọi là những tài khoản con.
abc.vn : là tên miền riêng mà công ty đang sở hữu
Hiện nay, email theo  tên miền được chia thành hai hình thức riêng biệt:

  • Email theo tên miền riêng được cung cấp miễn phí khi sử dụng web hosting từ các nhà cung cấp hosting. Hình thức email này có lượng user khá hạn chế đồng thời không được hỗ trợ đầy đủ các tiện ích cũng như độ tin cậy không cao nên email dễ bị rơi vào spam.
  • Email theo tên miền riêng được cung cấp trên một hoặc nhiều server riêng (email server), có sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên nghiệp. Đây là hình thức email được tích hợp sẵn các chương trình quản lý, mang lại sự uy tín và có khả năng vượt qua các bộ lọc spam lên tới 98%.

Có rất nhiều doanh nghiệp khi mới bắt đầu bước vào khởi nghiệp, chiến lược đầu tiên họ dùng đến là việc gửi mail đến cho khách hàng hay đối tác của họ. Tuy nhiên,  họ luôn băn khoăn thắc mắc về việc mỗi khi gửi mail đến cho khách hàng và đối tác thì liệu có đến tận mail khách hàng hoặc đối tác hay không?

Hay là những mail họ gửi đi sẽ vào mục spam của khách hàng? Rồi ngay cả việc nếu mail gửi đến thì đối tác có nhận ra đấy là mail của doanh nghiệp họ không?…. Những điều trên không còn đáng lo ngại nữa, các doanh nghiệp có thể tìm và lựa chọn cho mình cách an toàn bằng cách sử dụng email theo đuôi tên miền riêng.




2. Vì sao nên chọn dịch vụ Email doanh nghiệp theo tên miền?

* Tạo sự chuyên nghiệp và tin cậy

Trước hết, việc sử dụng email doanh nghiệp tạo được sự chuyên nghiệp và tin cậy trong các giao dịch điện tử. Hãy thử tưởng tượng một doanh nghiệp dùng email cá nhân gửi cho bạn một lá thư mang tính chất quan trọng, bạn có cảm thấy tin tưởng hay không? Chắc chắn là nguồn tin sẽ mang tính tin cậy cao hơn nếu họ dùng email doanh nghiệp để gửi. Thậm chí, có những quy tắc đặt tên email doanh nghiệp sao cho tạo được cảm giác chuyên nghiệp nhất và vừa là một cách để quảng bá cho thương hiệu của công ty.

* Tăng cường độ bảo mật 

Sử dụng một hệ thống hosting riêng sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng bảo mật cho hệ thống email của mình. Điều này đặc biệt quan trọng với những công ty có lượng khách hàng lớn và dùng email marketing làm công cụ tiếp thị chủ lực.

Bạn có thể dùng dịch vụ email doanh nghiệp của các nhà cung cấp như Google, Yahoo… Tuy nhiên, đây không hẳn là giải pháp tối ưu nhất. Nếu doanh nghiệp của bạn dùng dịch vụ email của các nhà cung cấp  email hosting uy tín, thì bạn có thể yên tâm hơn khi hệ thống email của mình được cam kết hỗ trợ kịp thời.

* Email doanh nghiệp giúp việc quản lý trở nên dễ dàng




Với dung lượng lớn, email doanh nghiệp giúp bạn dễ dàng quản trị hệ thống nội bộ, phân chia các nhóm email theo từng phòng ban, từng bộ phận để hỗ trợ khách hàng tốt hơn. Trong thời đại công nghệ số, thì việc đảm bảo thông tin được truyền tải thông suốt là điều quan trọng nhất. Đây là điều mà email cá nhân không thể làm tốt được.

Email doanh nghiệp cũng giúp hạn chế tối đa các trường hợp giả mạo email công ty với các mục đích xấu. Việc quản lý nhân viên cũng sẽ tốt hơn khi bạn có thể thực hiện khóa tài khoản đối với những cá nhân không còn làm việc tại công ty nữa.

Hiện tại, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ email theo tên miền cho doanh nghiệp, với các ưu đãi đi kèm rất hấp dẫn, iNET cũng là một trong những nhà cung cấp hàng đầu với hệ thống được thiết lập biệt lập và cấu hình theo các tiêu chuẩn cao nhất giúp hạn chế những khó khăn gặp phải khi sử dụng.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

Cách Sử Dụng Chức Năng Mail Cơ Bản Trên Cpanel?


Chức năng này hỗ trợ bạn tạo và quản trị email account của thành viên. Nhập địa chỉ mail và pass mail bạn muốn tạo xong chọn Create account mail để hoàn tất tạo 1 account mail.


Change password: Thay đổi mật khẩu của 1 account mail.


 Change quota: Thay đổi dung lượng mail của 1 account mail


Sau khi đã tạo user thông qua Cpanel, chúng ta click More >>> Access Webmail (hoặc trực tiếp qua URL mặc định: http://tenmien.com:2096) để truy cập vào webmail để thực hiện gửi, nhận email.

2. Forwarders

Là tính năng giúp bạn tạo một bản email copy từ một địa chỉ email hoặc từ một domain đến một địa chỉ email hay một domain khác. Bao gồm hai tùy chọn:

Email Account Forwarders: với cấu hình forward cho riêng từng địa chỉ email.

Email Domain Forwarders: với cấu hình forward cho cả hosting.

3. Auto responders

Tính năng giúp bạn tạo một email trả lời tự động đến bất cứ ai gửi email đến một account xác định, tính năng có vẻ hữu dụng khi bạn có một thông báo nào đó chung đến người gửi, hoặc sử dụng tài khoản đó như một email support tự động khi có người gửi email đến >>> Add Auto Responder.


  • Character Set: Định dạng font chữ chung.
  • Interval: Thời gian chức năng này hoạt động.
  • Email: Account mail được cấu hình.
  • From: Tên của người gửi email đến account mail ở trên, nếu có.
  • Subject: Tiêu để email phản hồi tự động.
  • Body: Nội dung của email phản hồi tự động.
  • Start: Thời gian bắt đầu hoạt động của chức năng này, mặc định là Immediately nếu bạn muốn chỉ định thời gian khác thì điều chỉnh tại Custom.
  • Stop: Thời gian kết thúc hoạt động của chức năng này, mặc định là Never nếu bạn muốn chỉ định thời gian khác thì điều chỉnh tại Custom.


Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Cách sửa lỗi Unknown collation: ‘utf8mb4_unicode_520_ci’ trong MySQL



Hướng dẫn cách sửa lỗi Unknown collation: ‘utf8mb4_unicode_520_ci’ trong MySQL
Nguyên nhân

Lỗi này chỉ là lỗi nhỏ do không tương thích giữa các phiên bản MySQL. Bắt đầu từ phiên bản WordPress 4.2 thì cơ sở dữ liệu của WordPress sử dụng charset utf8mb4 nên nếu hosting của bạn vẫn dùng phiên bản MySQL cũ chưa hỗ trợ utf8mb4 thì khi import vào sẽ gặp lỗi như trên. Để khắc phục lỗi này chúng ta có các cách như sau, bạn hãy thử từng cách 1 đến khi nào fix được lỗi thì thôi nhé.


* Cách sửa lỗi

Cách 1

Bạn kiểm tra nếu hosting của bạn vẫn dùng phiên bản PHP và MySQL thấp thì bạn nên đề nghị với nhà cung cấp host nâng cấp lên phiên bản mới để giúp sửa lỗi này và giúp WordPress hoạt động tốt hơn.

Nếu được bên cung cấp hỗ trợ update lên phiên bản mới thì sau đó bạn thử import lại file data đó xem còn lỗi không nhé. Còn nếu họ không hỗ trợ update MySQL lên phiên bản mới và bạn vẫn gặp lỗi thì bạn hãy thử cách 2 xem sao nhé.

Cách 2

Với cách này chúng ta sẽ phải export lại file data từ phpmyadmin cho phiên bản mySQL 4.4 cũ. Bằng cách này, chúng ta sẽ vào cửa sổ export trong phpmyadmin và chọn Export Method là Custom sau đó kéo xuống dưới ở mục Database system or older MySQL server to maximize output compatibility with và chọn MYSQL40 như hình sau rồi Export dữ liệu bình thường.

Sau đó bạn import file đó thử xem, nếu ok thì không vấn đề gì nữa, còn nếu vẫn chưa được thì áp dụng nốt cách thứ 3 dưới đây chắc chắn sẽ được 🙂

Cách 3

Với các này bạn cứ export data ra bình thường ở dạng mặc định sau đó bạn mở file data vừa tải về bằng Notepad hoặc Notepad++. Ở đây mình dùng Notepad++ để sửa nhé.

Nếu lúc import vào phpmyadmin nó báo lỗi là utf8mb4_unicode_520_ci thì bạn ấn Ctrl + H và chọn thay thế dòng utf8mb4_unicode_520_ci thành dòng utf8mb4_unicode_ci sau đó lưu lại và thử import file data đó và phpmyadmin trên host mới xem còn lỗi không. Nếu hết rồi thì ok rồi. Còn vẫn lỗi thì bạn sửa tiếp như sau.

Bạn lại ấn Ctrl + H và thay thế dòng utf8mb4 thành utf8 rồi lưu lại và up lên host. Lần này thì chắc chắn thành công.

Lưu ý: Có thể khi thay thế đoạn utf8mb4 thành utf8 website của bạn sẽ bị lỗi font chữ (font tiếng Việt). Để khắc phục lỗi này bạn chỉ cần mở file wp-config.php lên tìm và thay thế đoạn  define(‘DB_CHARSET’,‘utf8mb4’) thành  define(‘DB_CHARSET’, ‘utf8’) là sẽ ok.

Lời kết

Như vậy là bạn đã biết nguyên nhân và cách để khắc phục lỗi Unknown collation: ‘utf8mb4_unicode_520_ci’ khi up data lên phpmyadmin trong host mới rồi đó. Trong những cách đó để tối ưu nhất bạn nên nhờ bên cung cấp host nâng cấp phiên bản MySQL, còn không thì bạn có thể dùng những cách còn lại để fix lỗi. Chúc các bạn thành công!

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

KHẮC PHỤC NHỮNG LỖI THƯỜNG XẢY RA KHI BẠN THUÊ SERVER



Lỗi đầu tiên mà mọi khách hàng hay gặp nhất chính là lỗi kết nối và có ba nguyên nhân chính gây ra lỗi này:

  • Mạng LAN khác nhau
  • Tường lửa của Windows máy chủ chặn không cho truy cập
  • Nhập sai thông tin đăng ký

Đối với ba lỗi này, chúng ta sẽ có những cách khắc phục khác nhau.

1. Mạng LAN khác nhau:

Đầu tiên là lỗi mạng LAN (Local Area Network) khác nhau. Để kiểm tra máy chủ đúng là gặp rắc rối này, chúng ta hãy vào Start ⇨ Run ⇨ Gõ theo cú pháp [Ten_may_chu_cua_ban]. Nếu bạn thấy xuất hiện dòng chữ “Windows cannot access…”  thì đảm bảo đây là lỗi do mạng LAN khác nhau.

Cách khắc phục: Hãy kết nối trạm chỗ đặt server và máy chủ của bạn cùng một hệ thống mạng máy tính cục bộ (LAN).

2. TƯỜNG LỬA WINDOWS MÁY CHỦ CHẶN KHÔNG CHO TRUY CẬP

Cách khắc phục: Start ⇨ Control Panel ⇨ Windows Firewall ⇨ Turn Windows Firewall On or Off ⇨ Off.

3. NHẬP SAI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ

Cách khắc phục: Hãy mở dữ liệu tài khoản (account) ⇨ Kiểm tra lại thông tin đã đăng ký

4 .KHÔNG TRUY CẬP ĐƯỢC URL

Trong lúc sử dụng máy chủ, trang web của bạn sẽ gặp trường hợp quá nhiều người kết nối web của bạn dẫn đến Googlebot không truy cập được URL và thoát trang web của bạn. Nhằm sửa chữa điểm này, doanh nghiệp cần sử dụng bức tường lửa (firewall) từ nhà thuê máy chủ đang sử dụng để kiểm tra kỹ càng từng phần trong trang web doanh nghiệp.

Để khắc phục lỗi này, chúng ta hãy xác định rằng rắc rối đó phải do hệ thống cơ sở hạ tầng hay không, hệ thống tường lửa do chúng ta quản lý hay nhà cung cấp quản lý. Khi xác định được rồi, hãy có cuộc trò chuyện cùng nhà cung cấp dịch máy chủ và giải quyết vấn đề một cách triệt để.

5. WEB MÁY CHỦ DOANH NGHIỆP CHẶN GOOGLE

Đôi lúc trang web của bạn sẽ vô ý hay cố ý chặn đi Google bởi hai lý do sau:

  • Hệ thống tường lửa máy chủ sai, không phù hợp.
  • Google đòi hỏi yêu cầu cao quyền truy cập của người dùng dẫn đến kích hoạt bộ phận bảo vệ Dos hay gọi là quản lý nội dung trang web thực hiện hành vi chặn.

Để xử lý hai trường hợp trên, chúng ta hãy điều chỉnh robot bằng tập tin robots.txt và thông số URL để Googlebot xác định nên tiếp nhận hay không tiếp nhận những thông tin nào. Ngoài ra, các doanh nghiệp có quyền thay đổi tốc độ cũng như khoảng thời gian định kì cho thu thập thông tin dữ liệu.

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

Ứng dụng của VPS và những thông số cần biết khi lựa chọn VPS


* Ứng dụng của VPS?

Xu hướng hiện nay của đa số các doanh nghiệp chính là làm cách nào để tối ưu chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống. VPS ra đời và đáp ứng hầu hết những mục đích khác nhau:
  • Xây dựng hệ thống
  • Đơn giản hóa việc quản lý
  • Tiết kiệm chi phí
  • Tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp…
Vậy VPS ứng dụng cho những mô hình kinh doanh nào của doanh nghiệp?
Ứng dụng của VPS khá rộng, hầu hết ở những doanh nghiệp lớn và các cá nhân nhỏ lẻ khác. Nhưng thường thì VPS được ứng dụng cho các nhu cầu sau:

1. Lưu trữ đa dạng website

Những hệ thống website bán hàng, website doanh nghiệp thậm chí là các trang thương mại điện tử, mỗi ngày đều chịu lượng lớn người dùng truy cập và đôi khi dẫn đến quá tải. Chính lúc này, việc thuê VPS sẽ giúp hệ thống máy chủ lưu trữ ổn định hơn, tiết kiệm được nhân lực quản lý, chi phí đầu tư….

2. Nhà phát hành game

Đối với những Game server mỗi khi tung ra game mới và đạt độ hot nhất định sẽ thu hút cả triệu lượt người chơi truy cập cùng lúc, đòi hỏi hệ thống máy chủ cần phải có dung lượng và khả năng xử lý cực khủng. Thuê VPS lúc này sẽ là lựa chọn thông minh cho những nhà đầu tư, phát hành game (Game server), ngay cả khi họ có số vốn đầu tư hạn chế.

3. Email doanh nghiệp

VPS là hình thức đầu tư hoàn hảo giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng quản lý gửi, nhận E – mail nội bộ vừa tin cậy lại tiết kiệm được chi phí quản lý và nhân lực.
  • Chạy các chiến dịch truyền thông
  • Tạo môi trường ảo để lập trình, quản lý, nghiên cứu
  • Lưu trữ tài liệu, nội dung, các thông tin của doanh nghiệp

4. Phát triển platform

Việc phát triển platform như hệ điều hành, ứng dụng trên hệ điều hành đều cần một nơi tập trung để lưu trữ. Các dữ liệu cần lưu trữ như: file setup, lịch sử giao dịch, thông tin…Với nền tảng platform yêu cầu có nguồn server lớn để lưu trữ thông tin.

Những thông số cần lưu ý khi sử dụng VPS?
Để lựa chọn cấu hình VPS cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình, người dùng cần phải quan tâm những thông số cơ bản sau:

* RAM

RAM là loại bộ nhớ chính, RAM càng lớn thì khả năng truy xuất, xử lý càng tốt. Các vấn đề như xử lý đoạn mã PHP, truy vấn nhập xuất Database với MySQL,… đều được phụ trách bởi RAM, nên việc chú ý thông số này là rất quan trọng.

* CPU core

CPU core là lõi xử lý của CPU. Một Dedicated Server có số lượng core nhất định và nó sẽ được chia cho các VPS. Số core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu càng tốt.

* Bandwidth/transfer

Băng thông là lưu lượng cho phép truyền tải dữ liệu đi. Tốc độ load trang nhanh hay chậm tùy thuộc dung lượng băng thông.

* Disk

Disk (ổ cứng) không gian lưu trữ  các file cài đặt, mã nguồn website…

Có hai loại ổ đĩa hiện nay:
HDD: loại ổ đĩa thông dụng nhất vẫn được sử dụng trên máy tính
SSD: loại ổ cứng dùng để lưu trữ dữ liệu nhưng tốc độ truy xuất nhanh hơn so với HDD
Thường thì VPS có SSD sẽ có giá đắt hơn ổ HDD


Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Hướng dẫn update lại thời gian (time Zone) cho server centos

Để Server chạy đúng giờ việc cập nhập bằng tay có thể được thực hiện 1 cách đơn giản ( chỉnh giờ, phút…) nhưng có thể gây ra độ chính xác với sai số lớn. Hôm nay mình xin giới thiệu các bạn cách cập nhập thời gian cho server thông qua : times.windows.com



Đầu tiên các bạn cài gói ntp

1.# yum install ntp
# chkconfig ntpd on
# ntpdate pool.ntp.org
# service ntpd start

Cài xong bạn update giờ cho Server :

1.#ntpdate time.nist.gov

Nếu cách trên chưa hiệu quả có thể áp dụng cách dưới như  sau:
date –set=”STRING”

Ví dụ:

# date -s “04 DEC 2013 11:32:00”

Hoặc các bạn có thể chỉ rõ các tham số mình cần thiết lập riêng như:

# date +%Y%m%d -s “20131204”

hay thiết lập thời gian riêng:

# date +%T -s “11:32:00”

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Chuyển hướng tên miền redircting www to non www sử dụng .HTACCESS



Redirecting www to non-www sử dụng .htaccess một trong những bước của tối ưu hóa SEO tăng xếp hạng trong Google, hướng dẫn giúp bạn tránh được việc trùng lập nội dung khi website có www và không non-ww

Redirecting www to non-www sử dụng .htaccess một trong những bước của tối ưu hóa SEO tăng xếp hạng trong Google, hướng dẫn giúp bạn tránh được việc trùng lập nội dung khi website có www và không non-www

Khi bạn sử dụng Apache trên máy chủ Linux được hỗ trợ mod_rewrite dùng để viết lại URL ngắn gọn dễ nhớ, thuận tiện gọn gàng và Google sẽ đánh giá cao việc này theo tiêu chuẩn URL Friendly thân thiện với người dùng.

Một số người thích sử dụng www.directadmin.edu.vn, nhưng một số người thích directadmin.edu.vn ngắn hơn. Bạn có thể chọn từ non www  sang www, hoặc chuyển hướng từ www không www. Kỳ thực 2 cách này đều không ảnh hưởng đến SEO. nhưng cá nhân mình thích non-www hơn. vì nó ngắn gọn, dễ nhớ. bạn chỉ cần đảm bảo đừng để tồn tại song song 2 bản ghi www và non-www là được. website của Bạn chắc chắn sẽ bị lỗi trùng lặp nội dung. Nguy hiểm hơn nếu Bạn bỏ qua www hoặc non-www mà website lại không truy cập được.

Redirect www to non-www:
Khai báo nội dung sau vào file .htaccess
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^www.directadmin.edu.vn [NC]
RewriteRule ^(.*)$ https://directadmin.edu.vn/$1 [L,R=301]

Như vậy bất kỳ lúc nào bạn thao tác với tên miền https://www.directadmin.edu.vn sẽ tự động chuyển thành https://directadmin.edu.vn
Redirect non-www to www:
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteCond %{HTTP_HOST} ^domain.vn [NC]
RewriteRule ^(.*)$ https://www.domain.vn/$1 [L,R=301]
Bạn chỉ được để 1 trong 2 cách này trong file htaccess thôi nhé.

Như vậy bất kỳ lúc nào bạn thao tác với tên miền https://domain.vn sẽ tự động chuyển thành https://www.domain.vn
Nếu bạn đã có một tập tin có tên .htaccess trên website của bạn, bạn có thể thêm vào nó. Nếu không, tạo ra một files tên .htaccess trong thư mục của tên miền.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Auto Responders tự động trả lời tin nhắn email trên Cpanel hosting


1.Tính năng auto respondrers  

Cấu hình một tài khoản Email của bạn để có thể tự động gửi thư phản hổi khi địa chỉ Email đó nhận được thư. Ví Dụ: Vì lý do nào đó mà bạn không thể kiểm tra các Email tới hộp thư của mình, bạn cần sử dụng tính năng này để thông báo cho người gửi rằng bạn sẽ không thể đọc thư trong một thời gian ngắn, vì vậy không thể đọc Mail hay trả lời người đó được. Khi bạn kích hoạt tính năng tự động hồi đáp, hệ thống vẫn phân phối thư tới hộp thư như bình thường.
Để truy cập giao diên của tính năng này, các bạn làm như sau:
  1. Đăng nhập cPanel
  2. Trong mục Email, chọn Autoresponders.
  3. Để xem những Email tự động phản hồi (Autoresponders) trên Domain cụ thể nào đó, Trong mục Managing chọn Domain mà bạn muốn.
  4. Sau bước 3, màn hình sẽ hiện ra danh sách các Email đã được kích hoạt trong bảng Current Autoresponders, nếu danh sách đó quá nhiều, bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm bằng cách nhập từ khóa và click Go

2. Thêm/ sủa một autoresponders

Sau khi truy cập tính năng Autoresponders và chọn Domain trong mục Managing. Các bạn tiếp tục làm theo những bước dưới đây:
    • Nếu muốn tạo mới, Click Add Autoresponders
    • Nếu muốn sửa đổi, Click Edit trong bảng Current Autoresponders
  1. Trong mục Character Set, chọn UTF-8 để hiển thị tiếng Việt
  2. Trong mục Interval, nhập khoảng thời gian mà nếu nhận thư từ một địa chit nhiều hơn một lần trong khoảng thời gian này, hệ thống sẽ không hồi đáp địa chi Email đó nữa.
    Cấu hình Autoresponders trong cPanel H1
    Cấu hình Autoresponders trong cPanel H1
  3. Khung Email điền địa chỉ mà khi có thư gửi tới email đó, hệ thống sẽ đự động hồi đáp.
  4. Trong khung From nhập tên dùng để hồi đáp mà bạn muốn hiển thị
  5. Subject: Tiêu đề của email hồi đáp.
  6. This message contains HTML: Tích vào mục này để định dạng nội dung Email dưới dạng HTML
  7. Trong phần Body là Nội dung của email hồi đáp. Trong phần này hỗ trợ 3 định dạng:
    %from% Tên của người đã gởi email đến bạn
    %subject% Tiêu đề email đã gởi đến bạn
    %email% Địa chỉ email đã gởi đến bạn
  8. Điều chỉnh thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian có hiệu lực của thiết lập trong mục Start và Stop. Nếu chọn Immediately-thiết lập sẽ kích hoạt ngay lập tức. Chọn Never-không bao giờ ngưng thiết lập này. Ngoài ra có thể chọn Custom để tùy chỉnh thời gian theo ý của bạn.
  9. Click Create/Modify (Xem hình)
Cấu hình Autoresponders trong cPanel H2

2.2 XÓA MỘT AUTORESPONDERS

Tìm Email muốn xóa trong bảng Current Autoresponders, click Delete sau đó click Delete Autoresponders để xác nhận xóa. Nhấn Go Back.






Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2019

Cách xây dựng công cụ theo dõi độ ổn định của Website tự động

Sự ổn định của website là điều quan trọng sau khi thiết kế web. Website thiếu ổn định khiến người dùng khó chịu và mất khách hàng. Tuy nhiên dùng cách nào để đo lường downtime vẫn là một câu hỏi lớn. Dưới đây chính là một cách để bạn xây dựng và theo dõi sự ổn định của Website tự động.

1. Ưu điểm của công cụ này:

Theo dõi được 1 hay nhiều Website (không giới hạn) và hoàn toàn miễn phí
Có được cảnh báo kịp thời qua email, slack… thời gian thực
Theo dõi tự động 24/7 và ghi lại toàn bộ lịch sử để thống kê.
Có thể tạo ra trang domain riêng
Có thể bảo mật đăng nhập bằng mật khẩu
….

* HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG HỆ THỐNG THEO DÕI WEBSITE

Bước 1: Truy cập https://uptimerobot.com/ và đăng ký tài khoản.

Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản và nhấn vào Add new monitor

Bước 3: Chúng ta sẽ cấu hình 1 Website để theo dõi


1. Nhập tên website

2. Nhập địa chỉ tên miền của Website

3. Là mục thông báo, mặc định sẽ chỉ thông báo qua email, nếu bạn muốn thống báo qua cách khác thì có thể vào phần My Setting để thêm.

4. Sau khi điền xong thì nhấn vào Create Monitor

Lưu ý: Nên theo dõi 5 phút 1 lần để check chính xác nhất thời gian lỗi (để cấu hình như ảnh demo bên trên).

Vậy là đã thêm xong, bây giờ bạn có thể check toàn bộ lịch sử của mình, hãy chờ sau 5 phút nữa để hệ thống họ cập nhật và ghi nhận.


Trang tổng quan của Thành Trung Mobile sau khi được thêm.

Bình thường vậy là xong, nhưng nếu chúng ta muốn tạo 1 trang như pbn.sudo.vn tức là set domain riêng để thiện theo dõi cho nhân viên, quản lý chúng ta làm tiếp bước 4.

Bước 4: Vào tag My Setting và nhấn vào nút Add Public Status Page



Bước 5: Bạn cài đặt trang theo dõi

Hệ thống này cho phép bạn đặt thêm mật khẩu, logo và tùy chọn bất kỳ domain nào mà bạn muốn.


Bước 6: Khai báo bản ghi CNAME để domain có thể truy cập được.

Muốn có thể cài đặt vào domain nào đó bạn phải là chủ của tên miề này.

Vậy là hoàn tất, sau khi cài đặt bản ghi CNAME bạn nên chờ khoảng 3 – 5 phút để truy cập thử vào tên miền.

Nếu Website của bạn có thời gian lỗi quá nhiều (tức là Uptime thấp) thì bạn nên sử dụng chính công cụ này để báo với đơn vị cung cấp có thể kiểm tra lại. Không phải 100% đều do lỗi hosting, nó còn có thể lỗi do code (như trang không thể load được hay quá tải)… điều này thì cần thêm kiến thức chuyên môn.

Nếu bạn cần tư vấn hay hỗ trợ gì thêm, bạn có thể để lại bình luận bên dưới, cảm ơn và chúc bạn thành công!.